Thạc sĩ Công tác xã hội

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội định hướng ứng dụng nhằm đào tạo những công tác xã hội viên, công tác xã hội viên chính có trình độ chuyên sâu,  kiến thức tổng hợp, cập nhật và nâng cao về công tác xã hội, có thể ứng dụng các mô hình lý thuyết trong thực hành thực tế, phát hiện và giải quyết các vấn đề CTXH và phát triển những mô hình phù hợp, có kiến thức và kỹ năng để cung ứng các dịch vụ công tác xã hội, có thể thực hiện nghiên cứu (các chương trình, đề án CTXH), và có thể đào tạo CTXH trình độ đại học, có thể nghiên cứu, tư vấn và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội và phù hợp với xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.Mục tiêu đào tạo, đối tượng tuyển sinh của chương trình đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội 

1.1. Mục tiêu chung

      Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội định hướng ứng dụng nhằm đào tạo những công tác xã hội viên, công tác xã hội viên chính có trình độ chuyên sâu,  kiến thức tổng hợp, cập nhật và nâng cao về công tác xã hội, có thể ứng dụng các mô hình lý thuyết trong thực hành thực tế, phát hiện và giải quyết các vấn đề CTXH và phát triển những mô hình phù hợp, có kiến thức và kỹ năng để cung ứng các dịch vụ công tác xã hội, có thể thực hiện nghiên cứu (các chương trình, đề án CTXH), và có thể đào tạo CTXH trình độ đại học, có thể nghiên cứu, tư vấn và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội và phù hợp với xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội định hướng ứng dụng đảm bảo cho người học đạt được các mục tiêu sau đây:

* Về kiến thức:

- Nắm vững kiến thức cơ bản về công tác xã hội hiện đại; cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề của cá nhân, cộng đồng và xã hội.

- Tổng hợp được những kiến thức sâu và có hệ thống về lý thuyết CTXH thuộc một trong các lĩnh vực An sinh xã hội và phát triển cộng đồng; Gia đình và trẻ em, Công tác xã hội trường học; Y tế và chăm sóc sức khỏe tâm thần và những kiến thức cơ sở của các khoa học gắn với CTXH, đạt trình độ chuyên môn vững vàng

- Linh hoạt và sáng tạo trong việc vận dụng những hiểu biết và tri thức khoa học về công tác xã hội vào việc nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển công tác xã hội, phát triển các lĩnh vực xã hội và cộng đồng trong những điều kiện xã hội cụ thể.

          - Nắm vững các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp CTXH và vận dụng trong thực hành hành nghề CTXH, phát triển khả năng tổng hợp hiểu biết về thể chế xã hội, luật pháp và văn hoá của từng cộng đồng đặc thù để vận dụng lý thuyết và thực hành đạo đức,nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội

          - Cập nhật nâng cao những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành CTXH- với tư cách là một ngành khoa học

* Về kỹ năng:

          - Vận dụng những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp củaCTXH giải quyết những vấn đề của CTXH có hiệu quả phù hợp với mục đích và chức năng của CTXH, đạt tiêu chuẩn CTXH viên chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

          -  Ứng dụng mô hình lý thuyết cho thực hành CTXH trong từng lĩnh vực

          -  Phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành CTXH của mình (nghiên cứu đánh giá mô hình).

-Phát triển mô hình lý thuyết cho thực hành thông qua các chuyên ngành của thực hành CTXH có thể chia thành ba nhóm vấn đề là: (1) Công tác xã hội trong các lĩnh vực chính sách,  phúc lợi xã hội và quản trị CTXH,  an sinh xã hội và phát triển cộng đồng; (2) Công tác xã hội với trẻ em, gia đình (3) Đào tạo CTXH và công tác xã hội trong trường học

* Về thái độ

-  Xác định giá trị nghề nghiệp đúng đắn và ý thức được vị trí, vai trò của bản thân trong sự nghiệp công bằng an sinh xã hội ở Việt Nam hiện tại và tương lai.

-  Chủ động, tích cực, linh hoạt và sáng tạo trong công tác chuyên môn của bản thân.

* Về năng lực:

        Có thể góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua các hoạt động chuyên ngành đặc thù trong các lĩnh vực cụ thể: tư vấn, tham vấn, trị liệu… trong CTXH với nhóm và cá nhân; xây dựng, đánh giá, quản lý dự án về an sinh xã hội và phát triển cộng đồng; Cung ứng các dịch vụ công tác xã hội.  Ngoài ra, người học có thể giảng dạy, đào tạo cán bộ CTXH ở các ngạch bậc có trình độ tương ứng: Công tác xã hội viên, nhân viên công tác xã hội;  nghiên cứu lý luận CTXH trong các trường Đại học, cao đẳng, và các viện nghiên cứu.

        Vận dụng những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cuủ CTXH giải quyết những vấn đề của CTXH có hiệu quả phù hợp với mục đích và chức năng của CTXH, đạt tiêu chuẩn nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

          Có năng lực nghiên cứu:Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực hành công tác xã hội. Người học có thể nghiên cứu, phát hiện, giải quyết các vấn đề CTXH thuộc lĩnh vực cụ thể của mình trên cơ sở tự đánh giá hiệu quả hoạt động thực hành của mình. Ngoài ra người học phải có khả năng thiết kế nghiên cứu,  tổ chức nghiên cứu và phân tích số liệu nghiên cứu.

1.3. Nguồn và đối tượng tuyển sinh

Là công dân Việt Nam có đủ điều kiện văn bằng nêu ở mục 2, có đủ sức khỏe và không vi phạm pháp luật. Công chức, viên chức đang trong thời hạn bị thi hành kỷ luật thì không được dự tuyển. Nếu là người nước ngoài, phải tuân thủ các quy định của Bộ GD-ĐT đối với người nước ngoài muốn theo học Đại học, sau Đại học tại Việt Nam.
__________
Liên lạc để được tư vấn chương trình thạc sỹ tại địa phương
Hotline: 0919 693 161
www.giaoducvacongnghe.edu.vn


© Copyright 2021-2024 Edutech 4.0 - Leading to Knowledge. Thiết kế bởi Zozo