Việc bổ nhiệm lương GV theo VBHN 08, 09, 10 sẽ thống nhất cả nước

Ngày 21/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành Văn bản hợp nhất 08, 09, 10, 11/VBHN-BGDĐT hợp nhất Thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT và Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập.

Những giáo viên TH, THCS hạng II cũ đủ 9 năm công tác được bổ nhiệm hạng II mới sẽ có lực lượng rất lớn giáo viên được bổ nhiệm hạng II mới.

 

Ngày 21/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành Văn bản hợp nhất 08, 09, 10, 11/VBHN-BGDĐT hợp nhất Thông tư 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT và Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập.

Văn bản hợp nhất có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 (tính theo hiệu lực của chùm Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT).

Thời gian để các địa phương tiến hành bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đến hạn cuối là cuối tháng 11/2023.

Sắp tới, việc bổ nhiệm lương GV theo VBHN 08, 09, 10 sẽ thống nhất cả nước? ảnh 1

 
 
 

Ảnh minh họa: Laodong.vn

Theo hướng dẫn, đa số giáo viên sẽ được bổ nhiệm lương mới theo Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất các Thông tư về bổ nhiệm, xếp lương mầm non, phổ thông công lập, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có văn bản giải đáp một số vấn đề được giáo viên đặc biệt quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT thời gian qua.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 7 các Thông tư số 01,02,03/2021/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1, khoản 7 Điều 2, khoản 8 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. (hiện nay là tại Điều 7 các Văn bản hợp nhất 08,09,10/VBHN-BGDĐT).

Đối với giáo viên mầm non: Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) đối với giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04).

Đối với giáo viên tiểu học: Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) đối với giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) đối với giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) đối với giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) và hạng II (mã số V.07.03.07) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

 

Đối với giáo viên trung học cơ sở: Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) và hạng II (mã số V.07.04.11) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10).

Như vậy, với hướng dẫn này thì gần như đa số giáo viên được bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới chỉ trừ 2 trường hợp giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 và giáo viên tiểu học, trung học cơ sở ở hạng II cũ chưa đủ 9 năm công tác. Những giáo viên này được hưởng lương theo hệ số lương hiện hành đến khi đạt chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019 thì được bổ nhiệm lương mới hoặc tới khi nghỉ hưu theo quy định.

Vì sao vẫn chưa thể bổ nhiệm lương giáo viên thống nhất cả nước?

Giáo viên ngóng lương mới - Báo Người lao động

Với hướng dẫn mới nhất của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu chỉ căn cứ vào quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất 08,09,10/VBHN-BGDĐT bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sẽ rất thuận tiện, nếu đạt chuẩn trình độ đào tạo thì 100% giáo viên hạng III, IV cũ sẽ được bổ nhiệm hạng III mới, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở ở hạng II cũ chỉ cần đủ 9 năm công tác sẽ được bổ nhiệm hạng II mới.

Có nghĩa là sẽ không có bất kỳ rào cản nào trong quá trình bổ nhiệm, chuyển xếp lương từ cũ sang mới, việc bổ nhiệm sẽ thống nhất cả nước, sẽ không còn cảnh bổ nhiệm mỗi nơi mỗi kiểu, trăm hoa đua nở như trước đây.

Tuy nhiên, thực tế vẫn sẽ có các trường hợp các địa phương bổ nhiệm không thống nhất, cũng như có các địa phương sẽ không bổ nhiệm tất cả 100% giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ đủ 9 năm công tác sang hạng II mới vì các lý do dưới đây:

Thứ nhất, vẫn có địa phương có chỉ tiêu các hạng

Theo các quy định hiện hành, giáo viên mầm non, phổ thông được chia làm các hạng I, II, III, với hạng I, II được xem như là giáo viên mầm non, phổ thông cao cấp, phải là những người tiêu biểu, nổi trội có nhiều thành tích xuất sắc và hưởng lương cao hơn so với hạng còn lại, như giáo viên tiểu học, trung học cơ sở nếu được bổ nhiệm hạng II mới sẽ có hệ số lương 4,0-6,38, hạng I mới có hệ số lương 4,4-6,78.

Do đó, một số địa phương đã ban hành danh mục vị trí việc làm và giao chỉ tiêu các hạng, ví dụ như một địa phương X có chỉ tiêu 5% giáo viên hạng I, 15% giáo viên hạng II và 80% giáo viên hạng III.

Nên, dù quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc chuyển từ lương cũ sang lương mới dễ dàng nhưng với chỉ tiêu của tỉnh thì việc bổ nhiệm phải theo quy định của tỉnh, hạng I, II không quá 20%.

Do đó, nếu địa phương nào không ban hành chỉ tiêu các hạng thì việc bổ nhiệm, chuyển xếp lương sẽ thuận lợi, dễ dàng, nếu địa phương nào có chỉ tiêu thì việc bổ nhiệm, chuyển xếp lương phải theo chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thứ hai, vẫn chưa rõ bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới có căn cứ vào các tiêu chuẩn ở Điều 3, 4, 5 hay không?

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bổ nhiệm, chuyển xếp lương có nêu: Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 7 các Thông tư số 01,02,03/2021/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1, khoản 7 Điều 2, khoản 8 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT (hiện nay là theo Điều 7 Văn bản hợp nhất 08,09,10/VBHN-BGDĐT).

Theo đó, khi thực hiện việc bổ nhiệm, chuyển xếp hạng chức danh nghề nghiệp từ quy định cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề, không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm và các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với tiêu chuẩn về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Cần lưu ý thêm, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT đã quy định “không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT

Trong hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm và các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với tiêu chuẩn về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm cũng như không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng.

Nhưng vẫn chưa làm rõ khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới có phải đáp ứng các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp khác quy định tại Điều 3 (giáo viên hạng III), Điều 4 (giáo viên hạng II), Điều 5 (giáo viên hạng I) hay không?

Vì tại Văn bản hợp nhất 08, 09, 10, 11/VBHN-BGDĐT bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập quy định nguyên tắc bổ nhiệm lương mới tại Điều 6 quy định:

“Điều 6. Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên quy định tại các Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này…”

Do chưa quy định rõ, khi bổ nhiệm chỉ căn cứ vào Điều 7 trong văn bản quy phạm pháp luật nên vẫn còn đó những băn khoăn, dẫn đến các địa phương vẫn còn chờ hướng dẫn chính thức.

Thứ ba, nếu bổ nhiệm ồ ạt sẽ tốn nhiều kinh phí để bổ nhiệm lương mới

Theo Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đợt này là đợt bổ nhiệm từ lương cũ sang lương mới nhưng do khi bổ nhiệm từ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ (hệ số lương 2,34-4,98) sang hạng II mới (hệ số lương 4,06,38) có hệ số lương tăng khá cao, có nhiều trường hợp 3,0, 3,33 được bổ nhiệm sang hệ số lương 4,0.

Theo tìm hiểu của người viết, các trường tiểu học, trung học cơ sở trong cả nước, số lượng giáo viên hạng II cũ chiếm đến 60-70%, nếu chỉ cần những giáo viên hạng II cũ đủ 9 năm công tác được bổ nhiệm hạng II mới sẽ có lực lượng rất lớn giáo viên được bổ nhiệm hạng II mới, nguồn kinh phí chi trả lương cũng sẽ tăng cao.

Tuy nhiên, trong số đó sẽ có những người không giữ nhiệm vụ, không có thành tích gì sẽ được bổ nhiệm hạng II mới, vẫn chưa công bằng với các giáo viên có bằng đại học cả chục năm, đạt nhiều thành tích nhưng chỉ được bổ nhiệm hạng III mới.

RÀ SOÁT ONLINE - TRƯỚC NĂM HỌC MỚI
* Hỗ trợ học phí lên đến 25%)

* Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư mới (TT08) KHÔNG CÒN PHÂN CHIA HẠNG (1,2,3).
* Thầy cô sẽ không cần phải bồi dưỡng NHIỀU LẦN và có thể áp dụng vĩnh viễn để: Nâng hạng 1, hạng 2; Tuyển dụng giáo viên hạng 3.
______
✅ Lớp bồi dưỡng 100% ONLINE để hoàn thành để sẵn sàng cho các đợt xét trong NĂM HỌC MỚI. 
Đăng ký tại: https://zalo.me/g/xgeulq562

Hotline Phòng Đào tạo trực tuyến | 0857212219


© Copyright 2021-2024 Edutech 4.0 - Leading to Knowledge. Thiết kế bởi Zozo